New Posts
Showing posts with label Nhà vườn đẹp. Show all posts
Showing posts with label Nhà vườn đẹp. Show all posts

Cây Cảnh Giúp Giải Độc Không Khí

Vạn niên thanh, Đa búp đỏ... là những loại cây cảnh có tác dụng "thanh lọc" không khí rất tốt và dễ chăm sóc.

Nhà vườn đẹp các loại cây cảnh giải độc không khí

Có rất nhiều lý do để bạn cân nhắc việc trồng cây cảnh trong nhà:

Cây cảnh làm cho bạn hạnh phúc. Một bác sỹ tim mạch ở Chicago, Mỹ đã tiến hành một thử nghiệm và phát hiện ra rằng nếu một bệnh nhân được nằm gần cửa sổ có tầm nhìn về phía một khu vườn thì họ sẽ phục hồi nhanh hơn so với các bệnh nhân phải đối mặt với những bức tường hàng ngày.

Cây cảnh chống lại sự mệt mỏi và chứng cảm lạnh. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây xanh làm giảm mệt mỏi, bệnh ho, viêm họng, cảm lạnh đến 30% vì chúng làm tăng độ ẩm và giảm bụi bẩn trong không khí.

Cây cảnh thanh lọc không khí. Một nghiên cứu của NASA cho thấy rằng các loài cây cảnh trồng trong nhà có thể loại bỏ đến 87% không khí bị ô nhiễm trong nhà chỉ sau 24 tiếng đồng hồ. Chúng có thể loại bỏ nhiều khí thải độc hại như khí amoniac, fomanđêhít, cacbon mônôxít, benzen, xylene và trichloroethytene.

Đây là một số loại cây cảnh bạn có thể trồng trong nhà để “giải độc” không khí:
=>mẫu nhà vườn Nhật Bản Đẹp
=>trồng rau trong thùng xốp

1. Cây vạn niên thanh (Cây minh ti thuộc họ Ráy)

Cây Cảnh Giúp Giải Độc Không Khí

Vạn niên thanh là một trong những loài cây cảnh trồng trong nhà phổ biển nhất và dễ chăm sóc nhất. Chúng ưa thích ánh sáng yếu, được tưới nước vừa đủ và được bón một chút “thức ăn” mỗi tháng một lần. Chúng cần tránh xa ánh sáng trực tiếp, tránh xa cửa sổ khoảng 2 – 3 mét. Chúng ưa ẩm ướt vì thế dù không cần nhiều nước nhưng bạn phải phun sương cho chúng hàng ngày. Vạn niên thanh cũng không chịu được gió nên hãy để chúng cách xa các thiết bị như quạt và các cánh mở.

2. Cây đa búp đỏ (Đa cao su)

Cây Cảnh Giúp Giải Độc Không Khí


Đa búp đỏ hay Đa cao su cũng là một loại cây cảnh trồng trong nhà quen thuộc và rất dễ chăm sóc. Loài cây này cũng thích ánh sáng vừa phải như Vạn niên thanh nên bạn có thể đặt chậu cây Đa búp đỏ cách cửa sổ hoặc nơi có ánh sáng trực tiếp từ  1 – 2 mét.

Đa búp đỏ rất cần nước nhưng nếu bạn không muốn sàn nhà lấm bẩm bùn đất chảy ra từ chậu cây, bạn có thể mang chúng ra ngoài và cho chúng “uống nó nước” một đến hai lần mỗi tuần. Đặt một chiếc khay sứ hoặc bất cứ thứ gì giữ nước bên dưới là cách giúp bạn không phải lau chùi đất bẩn chảy ra mỗi lần tưới nước.
Cây Cảnh Giúp Giải Độc Không Khí


3. Cây dương xỉ

Cây Cảnh Giúp Giải Độc Không Khí


Dương xỉ là cái tên không thể thiếu trong danh sách cây cảnh trồng trong nhà được yêu thích nhất. Khác với Vạn niên thanh và Đa búp đỏ, Dương xỉ vừa cần có độ ẩm vừa yêu ánh sáng. Bạn không phải đặt những chậu Dương xỉ tận sâu trong nhà mà có thể để chúng ở gần cửa sổ, hoặc bất kỳ nơi nào có ánh sáng trong nhà, chỉ cần không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào chúng.

Dương xỉ rất thích đất ẩm, vì thế, khi mùa đông đến, bạn sẽ cần chú ý giữ độ ẩm cho đất một cách thường xuyên. Nếu bạn có một chậu Dương xỉ thì hãy sắm ngay một bình phun sương. Các cành lá Dương xỉ sẽ xanh mơn mởn, mềm mại hơn nếu được phun sương mỗi ngày. Có thể nói, Dương xỉ khá “đỏng đảnh” vì ban ngày thích ánh sáng ấm áp còn đêm đến phải thật mát mẻ.

4. Hoa phong lan
Cây Cảnh Giúp Giải Độc Không Khí


Một số người cho rằng Hoa phong lan rất “khó tính”, một số khác thì có ý kiến ngược lại rằng chúng rất dễ trồng và chăm sóc. Thực tế, Hoa phong lan không cần bạn phải kè kè bên chúng suốt ngày, một chậu Hoa phong lan khỏe mạnh có thể nở hoa suốt 6 tháng.

Yếu tố quan trọng nhất khi chăm sóc Hoa phong lan là đất. Rễ của nó cần phải “thở” vì thế, đất trồng thích hợp nhất chính là các loại mùn của vỏ cây. Chúng cũng cần một chút phân bón dành riêng cho loài, các loại phân bón thông thường sẽ không giúp ích gì cho chúng.

Họ phong lan không cần nhiều nước, bạn có thể tưới nước một lần mỗi tuần hoặc 2 tuần một lần. Nhưng, hãy phun sương cho chúng hàng ngày và để chúng “tắm nắng” ít nhất 10 tiếng mỗi ngày.

Một số dấu hiệu nhận biết sức khỏe của Hoa phong lan:

Nếu lá cây chuyển sang màu vàng có nghĩa bạn đã tưới quá nhiều nước cho chúng.

Nếu tán lá có màu nâu đậm, về cơ bản chúng bị  “đốt cháy” bởi quá nhiều ánh sáng.

5. Cây thường xuân

Cây Cảnh Giúp Giải Độc Không Khí

Vị trí số 1 của các loài cây cảnh trong nhà là Thường xuân. Đây là loại cây rất dễ trồng và thích nghi tốt. Chúng có thể được đặt ở bất kỳ nơi đâu trong nhà. Cây thường xuân không ưa nước vì thế bạn cần trồng chúng trong đất thoát nước tốt hoặc rải sói xung quanh gốc cây.

Để đảm bảo Thường xuân sống sót và phát triển tốt, khi trồng cây non vào chậu mới thì không được tưới nước. Nếu tưới nước lúc này, rễ cây Thường xuân sẽ bị chết.

Thường xuân là loài cây có độc tố trên lá, có hại cho con người nếu ăn phải, vì thế, hãy đặt chúng tránh xa trẻ nhỏ và thú nuôi trong nhà.

Mẫu Nhà Vườn Nhật Bản Đẹp

Những mẫu thiết kế sân vườn Nhật Bản đẹp


Những mẫu sân vườn Nhật Bản có được vẻ đẹp là nhờ việc kết hợp và trộn lẫn những thành phần khác nhau như sau: cát, đá sỏi, nước, các mẩu trang trí (đèn lồng, chậu rửa mặt, và rào tre), cây cỏ thiên nhiên và môi trường xung quanh. Một phần vẻ đẹp của sân vườn Nhật Bản đến từ cách thể hiền diển đạt biểu tượng của niềm tin tôn giáo vào đạo Phật và đạo thần Nhật Bản (Shinto).
=>Nhà vườn Huế đẹp thơ mộng
=>Vườn thẳng đứng trong nội thất

Thiết kế nhà vườn đẹp theo phong cách Nhật Bản dựa trên ba nguyên tắc sau: tỉ lệ thu nhỏ, chủ nghĩa tượng trưng và quang cảnh vay mượn. Sân vườn được thu lại theo một tỉ lệ nhỏ đại diện cho quang cảnh và những địa điểm nổi tiếng trong một không gian nhỏ và đẹp. Cảnh đồi núi và sông được thu nhỏ lại bằng cách dùng đá, cát và sỏi. Chủ nghĩa tượng trưng được sử dụng hầu hết trong mỗi sân vườn Nhật Bản. Cát hay sỏi được cào tạo ra dáng những con sông, một khối đá và đá cuội có thể biểu tượng cho những hòn đảo nhỏ. Vay mượn cảnh quan nghĩa là sử dụng thu nhỏ một cảnh quan và cây trồng đã tồn tại để bổ sung cho sân vườn. Thiết kế sân vườn làm theo cách này cũng có nghĩa là một phong cảnh hiện hữu sẽ là phần của thiết kế chung.

Có vài kiểu mẫu khác nhau trong thiết kế sân vườn Nhật Bản

Karesansui: Mẫu sân vườn cát và đá
Cha Niwa or Roji: Sân vườn trà đạo
Tsubo Niwa: Sân vườn nhà
Tsukiyama: Sân vườn dành cho đi dạo. Đây là loại sân vườn lớn.
Kaiyu-Shikien: Sân vườn dành cho đi dạo. Loại sân vườn này nay hầu hết đều là công viên.

Mẫu Nhà Vườn Nhật Bản Đẹp

Nét đẹp của một nhà vườn đẹp theo phong cách Nhật Bản Bản được kết hợp từ nhiều yếu tố đặc trưng: đá, nước và cây cảnh. Đá có ý nghĩa quan trọng trong vườn Nhật, là bộ khung và nền tảng của khu vườn. Đá hiện diện ở nhiều hình dạng khác nhau như đá giậm bước, móng cầu, tường, thạch đăng và thuỷ bồn. Đi kèm với đá, nước là một yếu tố không thể thiếu. Người ta thường lấy hồ nước làm trung tâm, tạo các địa hình tự nhiên như gò và núi rồi dùng thực vật cùng đá để làm những cảnh sắc tô điểm thêm hoặc phục vụ cho ý đồ sắp đặt theo một ý tưởng nào đó.

Mẫu Nhà Vườn Nhật Bản Đẹp

Có nhiều phong cách khác nhau tuy nhiên nổi bật trong đó có các loại như: vườn khô Karesansui, vườn trà Chaniwa hay vườn đi dạo Kaiyushiki.

Mẫu Nhà Vườn Nhật Bản Đẹp


Vườn đá của Nhật Bản (karesansui) hay còn gọi là sân vườn thiền định (Zen garden) do ảnh hưởng đặc trưng mang phong cách Thiền tông và được áp dụng nhiều trong các thiền viện, trà thất. Không giống như những kiểu vườn truyền thống khác, vườn kiểu Karesansui không có sự hiện diện của yếu tố nước, đó đơn giản là sự sắp xếp của đá, sỏi, cát thành những hình gợi nên cảm giác sông, hồ, biển cả với núi đá, hòn đảo nhô lên. Kiểu vườn này thoạt trông có vẻ đơn giản, bình thường nhưng giá trị thực của nó đòi người ngắm cảnh phải ngồi trầm tư, mặc định và từ từ thấu hiểu ý nghĩa sâu xa hàm chứa bên trong những hình dáng đơn giản kia.

Mẫu Nhà Vườn Nhật Bản Đẹp


Vườn trà Chaniwa

Không cầu kỳ và bí ẩn như Karesansui mà mang vẻ tôn nghiêm, trầm mặc, vườn trà Chaniwa được thiết kế cho phù hợp với những nơi có tổ chức nghi lễ thưởng trà (Chanoyu). Bố cục của một khu vườn Chaniwa bao gồm trung tâm là trà thất chính với con đường mòn nhỏ bằng đá dẫn đến đó gọi là nobedan, điểm xuyết với những bụi hoa và cây cảnh xanh mướt. Ngoài nobedan, Chaniwa có thêm những đặc trưng khác như đèn đá, bể nước bằng đá hay hàng rào truyền thống làm bằng tre, nứa…

Mẫu Nhà Vườn Nhật Bản Đẹp

Vì chanoyu là một nghi thức trang trọng và chỉ những người khách được mời mới được buớc vào trà thất nên Chaniwa không phải là khu vườn để ai cũng có thể thoải mái vào thăm quan.

Mẫu Nhà Vườn Nhật Bản Đẹp

Vườn Ritsurin tại Takamatsu

Vườn đi dạo Kaiyushiki là kiểu vườn thiết kế trên một khoảng không rộng lớn bắt buộc người xem phải dạo bước tản bộ qua khắp khu vườn mới thấy hết được vẻ đẹp của nó. Mỗi khu được sắp xếp mang những vẻ đẹp độc đáo với những điểm nhấn đặc biệt.

Mẫu Nhà Vườn Nhật Bản Đẹp

Vườn Korakuen tại Okoyama

Vườn Nhật theo thời gian đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản được ưa chuộng trên toàn thế giới. Không chỉ riêng ở Nhật Bản mà ở nhiều nơi khác trên thế giới cũng có vườn Nhật. Cùng dạo bước ngắm một số khu vườn Nhật tuyệt đẹp khác trên thế giới nhé:

Mẫu Nhà Vườn Nhật Bản Đẹp

Vườn Nhật ở Cowra, Úc


Vườn Hamilton ở Wakaito, New Zealand
Mẫu Nhà Vườn Nhật Bản Đẹp

Portland, Mỹ
Mẫu Nhà Vườn Nhật Bản Đẹp


Vườn trà ở San Francisco, Mỹ

Mẫu Nhà Vườn Nhật Bản Đẹp

Một góc vườn Nhật tại Hà Lan

Nhà vườn Huế Đẹp thơ mộng mơ màng

Mơ màng trong không gian nhà vườn Huế



Kiến trúc nhà vườn truyền thống đã đem lại một không gian xanh đậm đà nét Huế. Sản phẩm du lịch “nhà vườn” là một thế mạnh không thể phủ nhận của du lịch cố đô.
=>Nhà vườn của đàm vĩnh hưng bằng kiều
=>Vườn thực vật độc đáo vào mùa hè

KTS Hoàng Đạo Kính nhận xét: “Huế - một đô thị không gào thét; một đô thị khảm nạm vào thiên nhiên, và thiên nhiên vẫn còn ngự trị với vai trò chủ đạo…”.

Đa số nhà vườn Huế tập trung nhiều ở nội thành và vùng phụ cận như các khu phố Gia Hội, Kim Long, Nguyệt Biều, Bao Vinh và Vĩ Dạ. Bởi lẽ, thời xưa đây là nơi các ông hoàng, bà chúa, các quan lớn xây dựng phủ đệ cho mình.
Nhà vườn Huế Đẹp thơ mộng mơ màng

nha vuon hue dep tho mong


Khung cảnh nhà vườn đẹp ở Huế.


Điển hình nhất là khu phủ đệ rộng lớn của các ông hoàng, bà chúa nằm ở khu phố cổ Gia Hội, tập trung tại các trục đường chính Chi Lăng - Bạch Đằng - Nguyễn Du - Nguyễn Chí Thanh.

Trải qua biết bao năm tháng, thời gian vẫn không làm phai mờ vẻ đẹp văn hóa-nghệ thuật, kết tinh thành vẻ đẹp kiến trúc nhuần nhị trên mỗi di tích nhà vườn. Nhìn chung, hầu hết kiến trúc nhà vườn Huế đều xây dựng theo quy luật “dịch lý” và “phong thủy”, bao gồm: Cổng, ngõ, bình phong, hòn non bộ, bể cạn, sân, nhà.


nha vuon hue dep tho mong


Cổng thông thường được xây bằng gạch, lối vào được trồng những hàng râm bụt hoặc chè tàu ngày ngày cắt xén cẩn thận. Sau bình phong là bể cạn, hòn non bộ, hồ trồng sen, hoa súng và nuôi cá cảnh…

Khách đến chơi phải đi qua một cổng ngõ thênh thang, thiết kế theo ý đồ gia chủ, băng qua một cái sân rộng lát gạch vồ, rồi mới đến mái hiên nhà. Xung quanh nhà trồng rất nhiều cây ăn trái, những loại hoa, quanh năm tươi tốt, mùa nào thức ấy.



Trong khu vườn Huế, trồng nhiều loại cây lưu niên để cho bóng mát, quả chín bốn mùa. Không thiên hẳn về mục đích kinh tế, chủ nhân ở đây chỉ muốn bảo tồn một phong cách sống gần gủi với môi trường của con người. Ở phường Vỹ Dạ, đôi khi trong nhà vườn (đằng sau) còn có ngôi mộ của người đã có công tạo lập.


Đứng trầm mặc giữa khu vườn tươi đẹp là ngôi nhà rường truyền thống. Nhà rường được làm bằng gỗ, kết cấu thay vì đóng đinh là kỹ thuật ghép mộng mực tinh xảo. Nhà rường có nhiều dạng, nhỏ thì một gian hai chái, ba gian hai chái, hoặc rộng lớn năm gian hai chái. Trong nhà thường trưng bày sập gụ, tủ chè, treo hoành phi, câu đối và rất nhiều đồ cổ.

Sáng hay chiều, trong khu vườn đều ngập tràn tiếng chim hót líu lo, hương hoa ngát thơm giữa không gian tĩnh mịch, khiến cho lòng người thư thái, nhẹ nhàng. Mỗi khu vườn như vậy là một thế giới biệt lập, một không gian xanh toàn bích.

nha vuon hue dep tho mong


Vào những ngày rằm, mồng một, sẵn có hoa trái trong vườn, chủ nhân hái để cúng Phật và tổ tiên. Nếu biết tằn tiện, ngôi vườn cũng đủ cung cấp thực phẩm nuôi sống chủ nhân, sống thanh thản không bon chen, và tạm đủ cho con cái ăn học. Cây lá hoa cỏ trong vườn cũng ẩn chứa những triết lý sống sâu sắc.

Hiện nay nhà vườn vẫn còn nhiều ở các phường Kim Long, Gia Hội, Phú Hiệp, Vỹ Dạ, Phường Đúc, An Cựu, Bao Vinh, Nguyệt Biều... Theo thống kê sơ bộ, tại 25 phường, xã thuộc địa bàn thành phố Huế còn được 4.228 nhà vườn có diện tích từ 400 m2-600 m2 trở lên, trong đó còn 705 nhà rường và 186 nhà cổ thuộc diện quý hiếm...
nha vuon hue dep tho mong


Theo sau những đô thị phát triển theo chiều hướng hiện đại, sản phẩm du lịch nhà vườn đang là một thế mạnh không thể phủ nhận của du lịch Huế. Tiêu biểu như nhà vườn An Hiên ở Kim Long hay vườn nhà cụ Đô ở Gia Hội, nhà vườn công chúa Ngọc Sơn, nhà vườn Gia Hưng vương, nhà vườn phủ Vĩnh Quốc Công, nhà vườn Thường Lạc…
nha vuon hue dep tho mong

Nhà Vườn Đẹp Tuyệt của Đàm Vĩnh Hưng Bằng Kiều

Nhà vườn đẹp phong cách của Đàm Vĩnh Hưng Bằng Kiều



Bên cạnh lịch trình lưu diễn bận rộn, khi trở về nhà là lúc các nam ca sĩ thả hồn với khu vườn.
Đón xem sự kiện Nhà vườn đẹp để cùng sững sờ trước không gian sống của sao Việt và sao Quốc Tế, liên tục cập nhật các thông tin mới nhất tại chuyên mục Nhà Đẹp .
=>nhà đẹp với bức vườn rau sạch trên tường
=>Vườn trên tường


1. Bằng Kiều

Từ khi sang Mỹ định cư, giọng ca 'Trái tim bên lề' bắt đầu dành nhiều thời gian để chăm sóc cây cảnh. Những chậu bonsai với đủ các loại dáng, thế khác nhau ngập tràn trong khoảng sân vườn trăm mét. Nam ca sĩ từng chia sẻ, tiền đi diễn ngoài phần để dành chăm lo cho gia đình và con cái thì hầu như đều đổ hết vào đây vì mỗi cây bonsai đều có giá không hề rẻ. Tuy tốn kém nhưng đây là cách để anh cân bằng cuộc sống của mình sau những áp lực của công việc.

Nhà Vườn Đẹp Tuyệt của Đàm Vĩnh Hưng Bằng Kiều


Hầu hết diện tích đất trong nhà, Bằng Kiều đều dành để trưng bày bonsai



Cứ rảnh ra chút nào là anh lại ra tỉ mất tỉa cành, tạo dáng thế. Bonsai đòi hỏi người chơi phải kiên nhẫn, tỉ mẩn và dành cực nhiều thời gian để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh.

Nhà Vườn Đẹp Tuyệt của Đàm Vĩnh Hưng Bằng Kiều


Sau khi xây xong ngôi nhà gỗ mới, Bằng Kiều cũng không quên tu sửa thêm một góc vườn xây hồ cá

Nhà Vườn Đẹp Tuyệt của Đàm Vĩnh Hưng Bằng Kiều

Dưới nắng vàng nhẹ, ngôi vườn của giọng ca 'Trái tim bên lề' trở nên thật hiền hòa, dịu mắt

2. Đàm Vĩnh Hưng

Ngôi biệt thự phong cách nhà vườn đẹp hoành tráng tại cư xá Bắc Hải của Đàm Vĩnh Hưng từng rất nhiều lần được xuất hiện trong các tạp chí nước ngoài. Nhờ thiết kế hợp lý, căn biệt thự không chỉ nổi bật ở phần không gian nội thất bên trong mà cả ở ngoại thất bên ngoài. Mỗi mùa, Mr.Đàm lại có một ý tưởng mới để bài trí lại không gian xanh của mình.


Bãi cỏ xanh với lối đi lát đá mềm mại là điểm nhấn hút mắt trong sân vườn biệt thự Đàm Vĩnh Hưng.



Từ sân vườn đến ban công, sân thượng đều có những chậu cây, giỏ hoa nhiều sắc màu làm điểm nhấn hút mắt.

Nhà Vườn Đẹp Tuyệt của Đàm Vĩnh Hưng Bằng Kiều


Hoa cỏ rực rỡ tràn ngập hương vị mùa hè trong vườn của Đàm Vĩnh Hưng

Nhà Vườn Đẹp Tuyệt của Đàm Vĩnh Hưng Bằng Kiều

Nhà Vườn Đẹp Tuyệt của Đàm Vĩnh Hưng Bằng Kiều

Khu vườn không chỉ tạo cảnh quan đẹp cho biệt thự, mà đó là nơi ca sĩ có thể thả bộ, thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi.

Nhà Đẹp Với Bức Vườn Rau Sạch Trên Tường

Ngôi nhà trở nên sang trọng hơn với vườn rau sạch trên tường



Không gian sống của cặp vợ chồng nghỉ hưu ở Nghệ An có nhiều ánh sáng tự nhiên với một vườn rau sạch trên tường nho nhỏ để chủ nhà tự chăm sóc.

Nhà Đẹp Với Bức Vườn Rau Sạch Trên Tường


Trên mảnh đất 127 m2, vợ chồng chủ nhà đã nghỉ hưu muốn xây dựng một ngôi nhà ba tầng có nhiều ánh sáng tự nhiên và những khoảng xanh để trồng rau. Tầng 1 diện tích xây dựng 90 m2, tầng 2: 65 m2, tầng 3: 50 m2.
Nhà Đẹp Với Bức Vườn Rau Sạch Trên Tường


KTS Lê Vũ Wang đã thiết kế một không gian sống hiện đại với mặt tiền là hệ khung thép để thiết kế 1 bức vườn trên tường với những cây rau sạch đẹp độc đáo. Qua thời gian, ngôi nhà sẽ có một mặt tiền phủ kín cây xanh.

Nhà Đẹp Với Bức Vườn Rau Sạch Trên Tường


Tất cả loại cây leo đều là rau dễ trồng, vừa có tác dụng điều hòa không khí vừa mang tới nguồn thực phẩm cho gia đình.
Nhà Đẹp Với Bức Vườn Rau Sạch Trên Tường


Phòng khách, phòng ăn với khoảng thông tầng lớn kết hợp các khe lấy sáng theo chiều ngang và dọc, đảm bảo luôn đủ ánh sáng và thông gió.

Nhà Đẹp Với Bức Vườn Rau Sạch Trên Tường


Phòng khách, phòng ăn, phòng bếp đều nhìn ra khu vườn rau phía sau.

Nhà Đẹp Với Bức Vườn Rau Sạch Trên Tường



Những ống bê tông đúc sẵn với các kích thước khác nhau được dùng để trồng rau sạch tại nhà

Nhà Đẹp Với Bức Vườn Rau Sạch Trên Tường


Phòng ngủ chính -  nơi có vị trí tốt nhất với tầm nhìn phía trong vào khoảng thông tầng; phía ngoài ra ban công với khu vườn đứng hai lớp.

Nhà Đẹp Với Bức Vườn Rau Sạch Trên Tường


Đây là giải pháp cho việc giảm thiểu ánh sáng gay gắt vào mùa hè cũng như hạn chế bụi và tiếng ồn.

Nhà Đẹp Với Bức Vườn Rau Sạch Trên Tường


Vật liệu bê tông trần luôn tạo ra những xúc cảm đặc biệt khi ánh sáng đi qua, kết hợp với đồ nội thất bằng gỗ mộc mạc.
Nhà Đẹp Với Bức Vườn Rau Sạch Trên Tường

Không gian lớn về chiều cao với ánh sáng qua các khe hẹp vào nhà.

Nhà Đẹp Với Bức Vườn Rau Sạch Trên Tường


Bằng cách nhận biết ánh sáng và bóng đổ, chúng ta biết rõ được các mùa trong năm.
Nhà Đẹp Với Bức Vườn Rau Sạch Trên Tường

Nhà Đẹp Với Bức Vườn Rau Sạch Trên Tường

Nhà Đẹp Với Bức Vườn Rau Sạch Trên Tường

Kỹ thuật bấm ngọn tỉa cành cho cây, hoa cảnh

Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc cây, nhất là hoa cây cảnh cần chú ý đến việc bấm ngọn, tỉa cảnh, sửa dáng cây, để có thể cho ra những chậu cây đẹp và thẩm mỹ nhất. Tuy nhiên cần chú ý 1 vài điểm sau đây:
>Vườn đứng mang thiên nhiên vào nhà
>Vườn thực vật độc đáo vào mùa hè
>trồng rau trong thùng xốp

Lựa chọn bấm ngọn hay tỉa cành

Tuỳ theo đặc tính của giống, mục đích sử dụng và ý thích của người chơi hoa mà bấm ngọn hay không bấm ngọn. Nếu muốn cây có cành mập, hoa to thì không bấm ngọn mà ngược lại phải tỉa bỏ hết các mầm nhánh phụ mọc từ nách lá, chỉ để lại một nhánh, cành hay nụ chính trên thân. Nếu muốn cây phát triển không cao quá, ra nhiều cành, nhánh phụ, việc bấm ngọn cho cây, hoa cảnh là điều phải làm.
Kỹ thuật bấm ngọn tỉa cành cho cây, hoa cảnh


Cắt tỉa, bấm ngọn là một bước trong kỹ thuật trồng cây, chăm sóc hoa cảnh
Thời gian bấm ngọn tỉa cành

Việc bấm ngọn, tỉa cảnh nên được thực hiện trong mùa phát triển của cây. Để duy trì hình dáng của cây phát triển theo hướng mong muốn, cắt phần cuống ở ngay trên lá, cuống hoa và cần cắt ngay khi cành, hoa còn nhỏ, tránh hút hết chất dinh dưỡng của cây.

Đừng sợ khi phải tỉa cây, hoa cảnh vì điều này rất cần thiết, đặc biệt là ở phần ngoài rìa và phần ngọn. Tỉa thường xuyên để buộc cây mọc đều hơn và tạo một tán lá dày đặc. Tuy nhiên, cần chú ý, không nên tỉa hết sạch 1 vùng lá quá lớn đối với những cây nhỏ. Điều này sẽ làm dừng lại quá trình quang hợp và làm cây kém phát triển. Đối với một số loại cây như cây lá kim, nên dùng tay để tỉa cành, sửa lá, việc dùng kéo, dao có thể làm cả tán lá bị chết.

Nếu muốn tạo hình cây, việc tỉa cả những cành to là không thể tránh khỏi. Thời gian thích hợp để thực hiện việc này là đầu mùa xuân hay cuối mùa thu, tránh thời tiết nóng quá hoặc quá lạnh.

Kỹ thuật bấm ngọn tỉa cành cho cây, hoa cảnh


Tùy theo đặc tính và phương thức kỹ thuật trồng cây mà lựa chọn thời gian cắt tỉa hợp lý
Cần sang chậu và thay đất

Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì cây cảnh, hoa cảnh sẽ có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, bộ lá kém tươi, không ra hoa và bắt đầu có biểu hiện úa vàng, ra nhiều cành nhỏ, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây. Đây cũng là dịp tốt để cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, bấm ngọn hoặc hoặc sửa đổi chúng.

Với đặc điểm thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ. Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra, hoặc trước đó 1 ngày, tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.

Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kìm, kéo sắc để hớt bớt rễ, vết cắt cần gọn, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng.Việc tỉa cành có thể thực hiện đồng thời hoặc sau đó không lâu, sau khi cây đã được sang chậu ổn định.


Nên cắt tỉa cả cây và hoa cảnh

Hướng dẫn cắt tỉa cây cơ bản

- Nếu hai cành có cùng chiều cao, giữ lại một cành và cắt bỏ cành kia.

- Tỉa bỏ những cành mọc theo chiều dọc, quá dày không thể uốn cong được.

- Tỉa bỏ những cành xoắn và cuộn không tự nhiên.

- Cắt bỏ những cành che phía trước thân cây lại.

- Tỉa bỏ những cành dày không cân xứng ở ngọn cây, vì những cành ở dưới nên to hơn những cành ở trên ngọn.

- Sau khi cây được tỉa tạo dáng, nên đặt cây trong bóng râm, nhớ tránh gió.

Chú ý bón phân

Bón phân như bình thường và để cây phục hồi trong ít nhất là vài tháng. Khi tỉa cành, bấm ngọn xong, cây sẽ cần chất dinh dưỡng để phát triển mà không gặp trở ngại, bón phân là rất cần thiết trong lúc này. Bón phân định kỳ, lượng bón mỗi lần không nên quá nhiều, có thể dùng cách để phân bón vào rổ lưới bên trên bầu đất cho phân ngấm từ từ từng ngày. Phân lựa chọn có thể là phân NPK tỉ lệ 20-10-10 hoặc sử dụng phân bón lá để kích kích lá, cành, hoa mọc trở lại.

 
Support : Copyright © 2012. Thi Công Vườn đứng,vườn trên tường,vườn rau sạch - All Rights Reserved
Logo Design | Free Template | Best Tip|
liên kêt trang : Proudly by|Tin tuc |Tư vấn thiết kế nhà