New Posts
Showing posts with label Cách Trồng Rau. Show all posts
Showing posts with label Cách Trồng Rau. Show all posts

hướng dẫn cách trồng rau thời @

Trồng rau sạch thời @.Trồng rau sạch tại nhà luôn là một trong những vấn đề đáng quan tâm của rất nhiều người.Trong chuyên mục hướng dẫn trồng rau sạch tại nhà hôm nay lamvuontrentuong.blogspot.com xin chia sẻ cho bạn đọc một số cách trồng rau sạch thời @

Chuẩn bị phụ kiện trồng rau làm vườn

Chuẩn bị thùng xốp trồng rau sạch,

Bước 1:Ta tiến hành đục nhiều lỗ với 3 hay 4 vỏ chai nước rồi đặt3 hay 4 vỏ chai nước lọc vào trong thùng xốpĐể tạo thoát nước cần thiết cho rau

Hướng dẫn cách trồng rau sạch thời @


Bước 2:Khoét lỗ cho chậu trồng cây: thùng xốp, chậu nhựa mềm chưa đục lổ thoát nước

Hướng dẫn cách trồng rau sạch thời @

   Khoét lỗ to vừa khít miệng chai nước suối nhỏ. Cái lỗ này cách đáy 3 cm hay nhiều hơn tùy vào cây bạn định trồng.

3/ Bỏ 2-3 vỏ chai nước suối vào đáy thùng xốp (các chai nầy có nắp đậy kín),/chậu nhựa mềm không thủng đáy. Cho cổ 1 chai nước suối đã đục lổ, chui qua thành chậu, đưa cổ chai ra ngoài ( không nắp đậy)
hướng dẫn cách trồng rau thời @

4/ Đổ đầy đất đã pha trộn sẵn vào chậu, thùng xốp

5/ Trồng cây vào, và tưới nước.

      Ưu điểm:

      1/ Nhanh: Các thao tác rất nhanh, Không mất nhiều thời gian, ai cũng làm được
 
      2/ Sạch: Không tưới nước mỗi ngày, nên cây không bị văng đất cát làm bẩn (rửa rau rất nhanh, rất sạch). Môi trường xung quanh sạch, Chậu / thùng rất sạch. Có thể để chậu / thùng bất cứ nơi nào

      3/ Tiết kiệm:
-- Thời gian ( không mất thời gian xách nước tưới cây). Có thể 10 ngày, 6 ngày hay 2,3 ngày mới phải tưới 1 lần (tùy theo cây lớn hay bé). Khi tưới, nhớ lấy đồ hứng ở chổ thoát nước. Tưới nhẹ nhẹ cho đến khi nước từ từ chảy ra là đủ rồi.
                       
 --  Phân bón, dưỡng chất có trong đất sẽ nằm ở đáy chậu. Rồi cung cấp cho cây, Không bi trôi ra ngoài
                     
  --  Nước tưới cây. Tưới bao nhiêu, cây hưởng bấy nhiêu, không thất thoát ra ngoài.

     4/  Thông thoáng: Lổ thoát nước to, bụng chai nước suối rất to, khiến cho không khí vào ra dễ dàng. Cung cấp oxy dồi dào cho rể và thải CO2 ra ngoài dễ dàng. Đây là sáng kiến tuyệt vời của Bác Sâu (cái lá phổi của Bác Sâu). Lá phổi nầy làm 1 hay nhiều tùy theo cái chậu / thùng chứa lớn nhỏ.

     5/  Đất trên mặt của chậu luôn khô ráo. Việc nầy tránh cho cây không bị ẩm ướt, ít bị nấm bịnh.

     6/ Tránh được cảnh tưới nước mỗi buổi chiều tối. Nhiều bạn biết không nên tưới cây buổi tối. nhưng đi làm về muộn, thấy cây héo rũ. không thể không tưới dù trời đã tối.
 

  • Khi chúng ta khoét 1 lỗ thoát nước cách đáy chậu 3 hoặc 5 cm. Rồi ta đổ đầy đất vào trồng cây và tưới nước. Thì đất dưới đáy chậu chiếm hết 8-9 phần rồi. Nước chỉ có 1-2 phần thôi. Mà cây sống được nhờ nước hơn là nhờ phân, đất. Thiếu nước nhiều, cây sẽ chết. Thiếu đất, phân nhiều cây chỉ còi cọc thôi. Vì vậy ta phải làm sao để nâng lượng nước trong chậu nhiều lên. BC bỏ nhiều chai nước suối rổng có đục thật nhiều lổ vào đáy chậu. Xem những chai nước suối nầy như những hồ chứa nước. Khi ta tưới nước, nước chảy xuống đáy chậu, Nước chui vào chai nước suối. Với 3 chai nước suối nhỏ, ta đã trử được 1,5 lít nước. Đất không vào được. Rồi lượng nước nầy sẽ được đất hút lên khi phần đất phía trên khô ráo hơn.
  • Với cách này, khi cây còn nhỏ. Khoảng 10 ngày mới phải tưới lại 1 lần. Cây lớn hơn thì 1 tuần tưới 1 lần . Cây lớn hơn nữa ,thì 3 ngày mới tưới 1 lần. Cây thật lớn, mới phải tưới mỗi ngày. Bảo đảm cây không bao giờ gục đầu vì thiếu nước.   
  •  Với những thùng xốp thật to. Ta có thể cho vào đáy thùng 4 chai nước ngọt 1,5 lít. Như vậy, trong đáy thùng sẽ có 6 lít nước trong hồ chứa + thêm nước lẫn với đất bên ngoài hồ chứa. Có thể là 8 lít nước. Như vậy với 8 lít nước ở đáy thùng, cây không bao giờ bị gục đầu. Và bạn vẫn có thể để 2 hay 3 ngày mới tưới 1 lần cho chậu có cây thật lớn. 

Các chậu được giữ nước bên trong. Nên nó cũng sẽ trử muối lại ( muối từ phân hóa học mà có) nên cứ khoảng 2 tuần bạn nên tưới 1 lần thật đầy nước để nước cũ thoát ra ngoài mang theo muối đi. Nếu bạn không sả muối. Cây sẽ mọc yếu dần rồi chết. Như vậy cây bị chết là do không sả muối chứ không phải cây bị chết vì úng nước.

hướng dẫn cách trồng rau thời @

hướng dẫn cách trồng rau thời @

 Tiến hành đổ đất vào chậu ta cần phải đổ đầy đất vào chậu.Đất mới trộn nên xốp khi mà đổ ít quá Khi đổ đất vào chậu. Ta nên đổ đất cho thật đầy chậu. Vì đất mới trộn rất xốp,nếu đổ ít đất quá ban đầu tơi xốp nhưng về sau có nước mưa hay bạn tưới nước thì đất sẽ bị xẹp xuống sẽ khiến rau không đủ chất dinh dưỡng dẫn đến chết cây
Xem thêm:

Cách trồng nấm sò trắng tại nhà

Hướng dẫn cách trồng nấm trắng tại nhà.Trước đây rất nhiều bạn cứ nghĩ là nấm chỉ có thể mua ngoài chợ và không thể tự trồng tại nhà.Trong chuyên mục hướng dẫn cách trồng rau sạch tại nhà hôm nay lamvuontrentuong xin hướng dẫn các bạn cách trồng nấm sò trắng tại nhà cực kỳ đơn giản.

Thường thì nấm trồng trong bóng tối nhưng không nhất thiết chỉ trồng được nấm trong tối.Để trồng nấm tốt nhất chúng ta cần tạo một môi trường trồng nấm tốt kích thích sự phát triển của hệ sợi nấm

Nấm phát triển từ bào tử chứ không phải là từ hạt.Bào tử nấm nhỏ bé có thể nhìn bằng mắt thường. Bởi vì, các bào tử nấm không chứa chất diệp lục để có thể nảy mầm tương tự hạt giống cây nên chúng phải dựa vào các chất như mùn cưa, hạt, khúc gỗ, rơm, dăm gỗ hoặc các chất lỏng dinh dưỡng khác.

Sự kết hợp của các bào tử nấm và các chất dinh dưỡng nói trên chính là nuôi cấy giống. Quá trình này hỗ trợ sự phát triển của những sợi rễ nhỏ li ti, màu trắng và còn được gọi là sợi nấm. Sợi nấm phát triển trước tiên, trước bất kỳ thứ gì giống như một cây nấm mọc ra khỏi nơi đang trú ngụ.

Tùy thuộc vào loại nấm, các chất nền có thể là rơm, gỗ, dăm gỗ, lõi ngô,... có thể bổ sung thêm chất đạm, phân hữu cơ..


Cách trồng nấm sò trắng tại nhà

Có nhiều loại nấm phổ biến hiện nay.Nấm sò trắng là một trong những loại nấm dễ trồng nhất phù hợp để trồng tại nhà đây là một lựa chọn hoàn hảo với những ai mới bắt đầu trồng nấm.

Chuẩn bị phụ kiện trồng nấm

- 1 khóm nấm sò trắng còn nguyên sợi nấm (rễ) và thân

- 1 túi vỏ bào cưa

- Nước sạch (Nước không có chất Clo hoặc nước chưng cất)

- 4 túi giấy màu nâu

- Bát tô

- Hộp nhựa đủ lớn để đặt túi trồng nấm

Tiến hành trồng nấm

Cách trồng nấm sò trắng tại nhà

Hình dạng ban đầu của khóm nấm sò trắng để trồng rau còn giữ nguyên phần rễ và thân nấm


Cách trồng nấm sò trắng tại nhà

Tiến hành dùng dao cắt dời phần thân và rễ

Cách trồng nấm sò trắng tại nhà

Tách từng phần thân nấm khỏi cụm rễ từ phía dưới lên

Cách trồng nấm sò trắng tại nhà


Bạn có thể lấy thân nấm để chế biến thức ăn và sử dụng bộ rễ để bắt đầu trồng nấm. Lượng rễ như thế này đủ để làm 2 túi trồng nấm.
Cách trồng nấm sò trắng tại nhà


Nấm sò có thể trồng bằng rơm, bã cà phê,... nhưng ngày hôm nay chúng ta sẽ sử dụng vỏ bào cưa làm chất nền. Cho vỏ bào cưa vào trong một bát to, thêm nước rồi dùng tay bóp cho bào cưa mềm và ẩm. Lượng nước chỉ cần đủ làm ẩm bào cưa là được.
Cách trồng nấm sò trắng tại nhà


Tiếp theo, làm mềm và ẩm túi giấy bằng cách phun một ít nước lên chúng. Lưu ý, bạn cần sử dụng nước sạch hoàn toàn, không chứa một chút chất Clo nào, nếu không chúng sẽ giết chết các sợi nấm và không sinh ra bào tử mới.
Cách trồng nấm sò trắng tại nhà


Cắt bộ rễ nấm thành 4 - 6 phần để chúng có thể mọc ở nhiều chỗ bên trong túi chất nền dinh dưỡng.

Cách trồng nấm sò trắng tại nhà


Đảm bảo mùn cưa của bạn đã mềm hoàn toàn, khi dùng tay bốc lên sẽ không bị nhỏ nước. Chia đôi số bào cưa và cho vào hai túi giấy đã làm mềm và ẩm.

Cách trồng nấm sò trắng tại nhà

Sau đó, cho các phần rễ nấm đã chia nhỏ vào từng túi. Lấp kín chúng giữa đống bào cưa ẩm bên trong.
Cách trồng nấm sò trắng tại nhà


Gấp kín miệng túi và cuộn lại thành một khối, bọc thêm một lớp túi giấy thứ hai.

Cách trồng nấm sò trắng tại nhà

Bước sau cùng ta đặt nấm vào trong hộp nhựa hay là hộp thủy tinh tùy ý.Đậy kín rồi đặt vào trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 3 tháng

Sau 3 tháng,ta lấy túi ủ nấm ra khỏi tủ lạnh và để ở môi trường nhiệt độ từ 30-32 độ C. Sau khoảng 3 - 4 tuần, bạn sẽ bắt đầu thấy những sợi nấm nhỏ li ti. Lúc này, hạ nhiệt độ xuống còn khoảng 22 - 23 độ C là vừa.
Giữ ấm cho nấm ta nên phủ một lớp túi ni-lông ra bên ngoài và tiến hành thường xuyên phun sương nước sạch cho nấm. Những cây nấm sẽ mọc ra và lớn nhanh sau 3 - 4 tuần tiếp theo.

Bạn cần tư vấn cách trồng rau sạch tại nhà hãy liên hệ với công ty trồng rau sạch Giải Pháp Xanh để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất.Hotline:0971.399.345

Kỹ thuật trồng rau xà lách tại nhà

Hướng dẫn kỹ thuật trồng rau xà lách


Kỹ thuật trồng rau xà lách tại nhà

Xà lách là một trong nhũng loại rau ăn lá dùng để ăn sống rất ngon được ưa chuộng tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới.Xà lách gồm một số loại như là :Xà lách mỡ,xà lách xoăn là lớn, xà lách lô tô xanh, xà lách lô tô tím,… Với ưu điểm kỹ thuật trồng cây đơn giản, không cần chăm sóc nhiều, tốn ít chi phí và cho năng suất thu hoạch cao. Cây dễ thích nghi với mọi điều kiện về diện tích đất trồng, nên người dân có thể trông chúng trong các thùng xốp, đặt ở ngoài ban công hay bên hiên đều được. Mỗi thùng rau như vậy không chỉ mang lại cho người dân sự thuận tiện, mỹ quan đẹp mắt, mà hơn hết còn cung cấp nguồn rau sạch, an toàn, đảm bảo sức khỏe người sử dụng.

Phụ kiện trồng rau sạch

-Khay chậu nhựa trồng rau sạch
-Rau giống:Ta nên lựa chọn những loại hạt đóng gói sẵn do các công ty hay những cửa hàng uy tín sản xuất và cung cấp.Khi sử dụng nếu còn dư thì hàn kín miệng rồi cất vào trong mát hoặc trong ngăn mát chứa rau của tủ lạnh.

-Mặt bằng diện tích trồng rau:Để trồng rau xà lách tốt nhất ta nên chọn những nơi có ánh sáng trực tiếp để trồng.Nên làm các giàn để tiết kiệm diện tích.Mỗi giàn cách nhau tối thiểu 40cm.


Kỹ thuật trồng rau xà lách tại nhà\

-Bón phân:Để trồng xà lách luôn tươi tốt bạn có thể dùng các phân hữu cơ được ủ hoai kỹ sử dụng các loại phân vô cơ bón thúc nhưng nên cách ly 15 – 20 ngày sau khi bón mới tiến hành thu hoạch để giảm hàm lượng Nitrat trong rau..Nếu bạn sử dụng đất sạch trồng rau thì bạn không cần phải bón phân
-Đất trồng rau:Bạn có thể sử dụng đất tribat chuyên để trồng rau ăn lá rất tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của rau.

Hạt rau xà lách:Có lớp vỏ mỏng nên không cần tiến hành ngâm ủ như những loại hạt khác mà có thể rải trực tiếp lên bề mặt khay sau đó tiến hành tưới phun tạo độ ẩm cho hạt nảy mầm (1gram/ khay). Sau khi gieo hạt đưa khay vào nơi tối hoặc sử dụng nắp che tối cho khay, giúp hạt nảy mầm (thời gian này có thể kéo dài 1 – 2 ngày tùy vào điều kiện thời tiết và chất lượng hạt). Có thể sử dụng hỗn hợp đất trộn phủ lên hạt sau khi gieo (độ dày lớp phủ ≤ 2 cm).

Kỹ thuật trồng rau xà lách tại nhà

Chăm sóc rau:

-Ta tiến hành tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Mùa mưa tùy theo thời tiết mà tưới tránh tưới nhiều nước làm cây còi cọc không phát triển được. Đối với cây rau còn nhỏ khi gặp trời mưa cần che chắn tránh úng.

-Tỉa thưa và sang khay: Đây là bước nhằm tạo không gian, cung cấp chất dinh dưỡng giúp rau nhanh lớn và rút ngắn thời gian thu hoạch. Khi cây rau xà lách có 2 cặp lá ta có thể nhổ ăn dần ( ăn rau mầm) hoặc nhổ bớt rau giống trồng qua khay hay chậu khác để cây có thể lớn nhanh hơn. Quy cách sang khay, tỉa thưa theo khoảng cách cây cách cây là 10 cm hàng cách hàng là 15 cm.
-Bón phân: Bón phân lần 1, bón lót 3 – 4 kg phân bò hoai mục, 100gram phân hữu cơ Tribat T-O trộn đều rồi san bằng đất. Có thể thay thế hoàn toàn phân bò bằng phân hữu cơ vi sinh (3 – 4kg). Bón phân lần 2, sau khi cây rau ra được từ 2-3 cặp lá, pha 08g-10g phân hữu cơ khoáng dạng viên Tribat T-O hay Vedangro ( 02 muỗng cà phê ) với 2 lít nước rồi tưới đều trên rau, sau đó tưới rửa lại lá bằng nước sạch.



Thu hoạch:Thời gian cho thu hoạch của rau xà lách là từ 35-40 ngày.Một số lưu ý sau khi trồng 2-3 lứa rau ta nên xứ lý đất bổ sung thêm chất dinh dưỡng bằng phân hữu cơ cho cây với lượng  350-400 g/m2 hoặc 80-100 g/ khay kích thước 40x 60cm. Đất trồng tiến hành xới xáo lại và phơi khô trong 2-3 nắng để diệt nấm bệnh sâu hại

Xem thêm:
Cách trồng cà chua sai chĩu quả

Cách trồng cà chua sai chĩu quả

Cà chua là một trong những loại rau ăn quả rất là ngon và được nhiều chị em ưa chuộng để trồng tại nhà.Trong chuyên mục chia sẻ cách trồng rau sạch tại nhà hôm nay.Lamvuontrentuong xin chia sẻ cho các bạn cách trồng cà chua tại nhà sai chĩu quả.Cây cà chua có thể phát triển được ở bất cứ nơi nào, chỉ cần ấm áp và một chút ẩm ướt. Giống với hầu hết các loại rau xanh cho quả, cà chua rất cần sự chăm sóc nhẹ nhàng, đủ ánh sáng và nước.

=>Cách trồng dưa leo tại nhà
=>Cách trồng rau trong thùng xốp

Cách trồng cà chua sai chĩu quả

Hướng dẫn cách trồng cà chua sai trĩu quả

Bước 1: Chuẩn bị phụ kiện trồng rau

-Nếu đây là lần đâu tiên bạn trồng cà chua,bạn nên mua cây giống ở ngoài chợ hay các cửa hàng vật tư cây trồng.Nếu trồng cà chua từ hạt bạn cần gieo hạt trước thời điểm gieo trồng 1 tháng. Có thể gieo hạt vào bất kỳ vật dụng nào từ cốc, bát, hộp nhựa..., để chúng trong nhà ở gần bậu cửa sổ để đón nắng.

Cách trồng cà chua sai chĩu quả

Khi trồng cà chua không đủ ảnh sáng ta có thể treo một bóng đèn huỳnh quang hay đèn ánh sáng vàng phía trên chậu ươm,

Trong trường hợp không đủ ánh sáng, có thể treo một bóng đèn huỳnh quang hoặc đèn ánh sáng vàng, khoảng cách từ 12 - 15 cm để kích thích hạt nảy mầm nhanh hơn. Khi cây non cao được 15 - 25 cm thì có thể đánh ra trồng ngoài vườn hoặc trong chậu.
Quy tắc trồng quen thuộc là 2 cây cà chua cho mỗi thành viên trong gia đình, áp dụng với những người ăn nhiều cà chua. Nếu bạn muốn làm thêm các sản phẩm khác từ cà chua như đồ hộp, nước sốt... thì có thể tăng lên 4 cây cho mỗi người.

Bước 2: Chuẩn bị chỗ trồng

Cà chua là một ưa nắng do đó để cà chua phát triển tốt nhất ta nên đặt khay chậu trồng cà chua tại những nơi có đấy đủ ánh sáng ít nhất là từ 6-7 tiếng/ngày. Cà chua cần rất nhiều ánh nắng ấm áp để có hương vị thơm ngon.
Ở vùng thời tiết nóng, khi nhiệt độ vào ban đêm xuống thấp nhất là 24oC thì hầu hết cây cà chua sẽ ngừng ra quả mới. Trong khi đó, những quả đã ra thì sẽ lớn rất nhanh.

Cách trồng cà chua sai chĩu quả

Đối với đất trồng, cần thêm nhiều phân xanh hữu cơ đã ủ cho mục nát, lớp phân này dày khoảng 6 - 8 cm. Bởi vì, cà chua đòi hỏi đất trồng phải thật giàu chất dinh dưỡng hữu cơ. Nếu bạn không thể tự ủ phân xanh hữu cơ tại nhà thì có thể mua sẵn ở các cửa hàng.

Bước 3: Trồng cây non

Cây non phải được trồng sâu xuống đất từ 50 - 75% chiều cao thân, đặc biệt là những cây thân cao, mảnh dẻ. Nếu có lấp đi một vài lá bên dưới cũng không sao. Rễ mới sẽ mọc dọc theo phần thân được trồng trong đất, cung cấp một bộ rễ khỏe mạnh cho cây. Các cây non mới trồng sẽ tập trung phát triển bộ rễ trước tiên.
Trong vòng 10 phút đầu sau khi trồng, tưới cho cây khoảng 4 lít nước ấm tầm 25 - 30oC để giúp cây không bị sốc với môi trường mới. Lượng nước tưới có thể tùy chỉnh theo diện tích trồng lớn hay nhỏ.

Cách trồng cà chua sai chĩu quả

Khoảng cách lý tưởng để trồng mỗi cây cà chua là từ 45-90cm.Nếu ở vùng khí hậu ấm áp,, đặc biệt là trồng cây trong lồng thì có thể rút ngắn khoảng cách lại còn một nửa, từ 25 - 45 cm.
Khoảng cách được khuyến khích ban đầu thích hợp với những giống cà chua bụi, cần không gian lớn để phát triển tràn trên mặt đất. Trong khi đó, cà chua được trồng gần nhau thì lá cây sẽ tạo thành bóng râm che chắn cho quả không bị rám nắng.
Ngoài ra, nó còn đảm bảo bạn có đủ không gian để tưới nước, làm cỏ và thu hoạch quả.

Bước 4: Tưới nước

Trong thời gian mới gieo trồng từ 7-10 ngày đầu tiên ta nên tưới nước đều đặn 500ml nước ấm từ 25-30 độ C cho cây mỗi ngày.Sau 1 - 2 tuần, phủ một lớp rơm khô (hoặc cỏ khô, lá thông khô) xung quanh cây để kiểm soát cỏ dại và giữ ẩm cho đất trong thời tiết khô. Độ dày của lớp phủ khoảng 2 - 3 cm, đường kính khoảng 30 cm. Lá thông đặc biệt trong việc giúp tăng độ axit của đất.

Lưu ý:
Chú ý giữ ẩm cho đất chứ không phải là tưới nước liên tục.Nếu đất bị sũng nước sẽ giết chết bộ rễ và tạo điều kiện để nấm phát triển , nhất là khi trời thực sự ấm áp hoặc nóng.
Tưới nước tập trung từ phần thân trở xuống, tưới đều quanh cây sẽ tốt hơn là tưới trực tiếp lên phần lá. Vì cách tưới này sẽ khuyến khích một số bệnh dễ gặp ở cây cà chua phát triển.
Tăng dần lượng nước tưới sau 10 ngày và đảm bảo rằng cây nhận được 3 - 8 cm nước mưa mỗi tuần. Nếu không, cung cấp đủ khoảng 7.5 lít nước cho cây mỗi tuần, bắt đầu từ cuối tuần thứ 2 sau khi trồng.
Tưới nước sâu cho cây từ 2 - 3 lần mỗi tuần, mỗi lần tưới từ 3 - 4 lít nước. Có thể tăng lượng nước nếu cây lớn hơn và thời tiết nóng hơn. Trong trường hợp thời tiết quá khô và nóng, bạn có thể tưới nước thường xuyên hơn so với mức tiêu chuẩn.

Bước 5: Thêm giàn, cọc hoặc lồng...

Xem xét làm thêm giàn leo, cọc hoặc lồng để hỗ trợ cây cà chua leo lên cao khoảng 14 ngày sau khi trồng.
Mỗi cọc phải có đường kính ít nhất từ 3 - 5 cm, cao 1.8 - 2.4 mét, chôn sâu xuống đất từ 30 - 60 cm, cách cây tối thiểu 5 cm. Cần đảm bảo những chiếc cọc hỗ trỡ này không cản trở sự phát triển của cây. Có thể dùng cọc tre, gỗ phế liệu, ống nước hoặc sắt... Ít phổ biến hơn là sử dụng lưới mắt cáo để giúp cây cà chua leo lên cao.
Cách trồng cà chua sai chĩu quả


Bước 6: Bón phân

Ở bước này cần sử dụng phân bón hóa học, không tiếp tục sử dụng phân xanh như lúc đầu. Bởi vì tỷ lệ khoảng chất trong phân xanh sẽ thúc đẩy sự phát triển của cành và lá. Hãy tìm kiếm loại phân hữu cơ tốt để kích thích cây ra quả. Đất càng giàu hữu cơ thì chất lượng quả cà chua sẽ càng tốt hơn.
Quá trình tạo quả có thể làm cây phát triển quá nhanh, khiến cây dễ bị nhiễm bệnh và bị côn trùng tấn công. Hãy nhớ mục tiêu của bạn trồng cà chua để lấy trái chứ không phải là lá. Vì thế, phải sử dụng phân bón chính xác và hiệu quả bởi nếu dùng sai loại thì cây cà chua có khả năng phát triển nhiều lá hơn là quả.
Lắc nhẹ giàn hoặc lồng bao quanh cây trong khoảng 5 giây từ 1 - 2 lần mỗi tuần khi cây ra hoa để thúc đẩy sự thụ phấn. Thao tác này tuy đơn giản nhưng lại giúp tăng sản lượng quả so với cây tự thụ phấn.
Cách trồng cà chua sai chĩu quả

Bước 7: Chăm sóc cây khi ra quả

Trung bình từ 45 - 90 ngày, phổ biến nhất là 60 ngày sau khi trồng sẽ xuất hiện quả. Quả ban đầu thường nhỏ và có màu xanh lá cây. Khi đã đạt kích thước hoàn chỉnh thì quả sẽ chuyển dần sang màu đỏ đậm hơn. Điều này có nghĩa quả đã bắt đầu chín và sẵn sàng để thu hoạch.
Quả cà chua khi chín thường có màu đậm, chà nhẹ ngón tay bên ngoài lớp vỏ cảm nhận được sự mềm mại, hoàn toàn không cần phải cấu vào phần thịt quả.
Có thể thu hoạch cà chua sớm hơn nếu muốn, bất kỳ lúc nào sau khi quả bắt đầu thay đổi màu sắc. Việc thu hoạch sớm cũng giảm khả năng quả bị chín quá và thối trên cây hoặc bị chim ăn mất.
Cách trồng cà chua sai chĩu quả

Bước 8: Bảo vệ quả chín cây

Chuẩn bị một số túi nhỏ với phần miệng có đường zip (túi vuốt miệng). Khi quả gần chín, nhẹ nhàng lồng túi từ phía dưới lên trên phần cành cây để bảo vệ quả khỏi bị côn trùng hoặc chim ăn.
Dùng tay vuốt chặt phần miệng túi lại đều từ hai bên, chừa lại khoảng 5 - 6 cm mỗi bên để lưu thông không khí.
Có thể cắt các góc túi để thoát hơi ẩm và lưu thông khí tốt hơn, đặc biệt là khi thời tiết nóng ẩm.

Cách trồng cà chua sai chĩu quả

Cà chua cần thời gian sinh trưởng tương đối dài, do đó, kiên nhẫn là tất cả những gì bạn cần để có thể nhận lại phần thưởng xứng đáng là những cây cà chua cao lớn, khỏe mạnh và sai quả.
Chúc các bạn thành công với hướng dẫn trồn

Cách trồng dưa leo tại nhà

Hướng dẫn trồng dưa leo tại nhà

 Chuyên mục:Trồng rau sạch đô thị

Dưa leo hay còn được gọi bằng một cái tên khác là dưa chuột.Với nhiều lợi ích từ việc dùng trong các bữa ăn hàng ngày cho đến tác dụng làm đẹp.Do vậy hôm nay trong chuyên mục rau sạch đô thị lamvuontrentuong xin hướng dẫn các bạn cách trồng dưa leo tại nhà

Dưa leo là một loại thực vạt họ nhà bầu,bí,mướp...Nhung trái ngược với mấy loại cây trên thì dưa leo là giống cây khó thích nghi với sự biến đổi của thời tiết cũng như của môi trường sống.Do đó khi trồng dưa leo ta phải chú ý đến việc chăm sóc cây

Cách trồng dưa leo tại nhà

Các bước trồng chăm sóc dưa leo

Chuẩn bị đất trồng cây

-Khi trồng dưa leo trong chậu ta chú ý trồn khoảng 50dm3 đát và phân bò (ở thành phố không có phân bò ta có thể trồng bằng đất trồng cây chuyên dụng). Tiếp theo bổ sung 20 gr phân lân, 20gr NPK, 50 gr vôi, 20 gr hữu cơ vi sinh vào mỗi chậu

Cây con

Dưa chuột không giống những loại cây khác.Ta có thể gieo trực tiếp hạt dưa chuột suống đất mà không cần ngâm ủ.Hạt gieo ngay dưới lớp đất 0,5-1cm , gieo xong phủ hạt bằng lớp đất xung quanh. Nếu trồng trong chậu, có thể gieo trực tiếp vào chậu. Cần chuẩn bị chậu kích thước tối thiểu có đường kính 30 cm. Mỗi chậu gieo 5 - 7 hạt. Sau gieo 7 - 10 ngày, cây con có khoảng 4 lá, có thể cấy (nên cấy vào lúc chiều mát) hay tỉa bỏ những cây thừa. Mỗi chậu nên trồng từ 1 - 3 cây.

Chăm Sóc

Cây dưa leo có thể để mọc bò lan trên mặt đất hay mọc leo quanh thân cọc thẳng đứng. Ưu điểm của việc mọc leo quanh thân cọc sẽ giúp cho quả dưa leo phát triển vươn cao khỏi mặt đất (theo thân cọc), điều đó sẽ giảm khả năng dưa chuột bị hư hại hoặc thối/nát.

Cách trồng dưa leo tại nhà


-Cần tưới nước, chăm bón cho dưa leo đúng cách

Nếu để dưa leo bò lan trên mặt đất, nên lưu ý việc bỏ rơm khô hoặc bìa các-tông bên dưới để giữ cho quả dưa được sạch sẽ. Trong một số điều kiện, có thể hứng chịu thời tiết lạnh, ẩm ướt.

Tưới nước

Khi cây dưa leo trong thời kỳ trổ hoa, cần lưu ý không để cho cây bị khô hạn hay thiếu nước tưới. Trong giai đoạn này cây đã khá cứng cáp (không bị chết khi tưới nước quá nhiều). Nên sử dụng loại chậu/bình hay khu vực đất trồng có hệ thống thoát nước hợp lý, khoa học.

Thu hoạch

Hướng dẫn cách trồng dưa leo tại nhà


Đối với dưa leo thì ta càng thu hoạch nhiều cây càng phát triển nhanh.Do đó thời điểm thu hoạch dưa leo là khi quả dưa có kích thước vừa phải (đầu quả con cánh hoa chưa rụng, vỏ xanh mượt, vẫn còn lớp phấn trắng) hoặc có chiều dài vừa phải (khoảng 15cm), như thế sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển hơn nữa.
Có thể bạn quan tâm:

Một số loại rau củ đặc biệt dễ trồng
Cách trồng rau trong thùng xốp

Khi trồng rau sạch cần lưu ý nhũng gì

Một số lưu ý khi trồng rau sạch tại nhà

Một số lưu ý khi trồng rau sạch tại nhà cho năng suất cao.Chuyên mục hướng dẫn cách trồng rau sạch hôm nay lamvuontrentuong sẽ hướng dẫn các các bạn một số những lưu ý khi trồng rau sạch tại nhà.

một số lưu ý khi trồng rau sạch tại nhà

Muốn trồng rau sạch cho năng suất cao cũng như là cho chất lượng rau ăn ngon thí ta phải áp dụng những kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà cơ bản sau đây.

Kỹ thuật trồng rau là hệ thống liên hoàn, bao gồm nhiều khâu từ khi làm đất, gieo hạt, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh… cho đến lúc thu hái và bảo quản, đem đến nơi tiêu thụ.

Mùa nào rau đó

Mùa nào thức đó nên là khi trồng rau bạn nên chọn những loại rau trồng theo mùa.Mùa đông trồng rau mùa đông,mùa hè trồng rau mùa hè.Vì mỗi một loại rau lại thích hợp với từng điều kiện nhiệt độ cũng như thời tiết khác nhau.Không nên trồng rau trái vụ như vậy giảm năng suất và chât lượng rau.

Muốn chủ động trong thời vụ cũng như để trồng rau trên sân thượng được thuận lợi ta nên bố trí vườn ươm,gieo hạt có mái che để chống nắng mưa,bão...Mái che có thể bằng phên, bằng nylon, khung bằng tre nứa, gỗ, bằng sắt. Hoặc gieo hạt vào các khay bằng gỗ nhỏ, đặt ở đầu hè, hiên nhà, trong khay cho phân chuồng ủ mục. Đối với các loại rau có rễ mềm, khó bứng như bầu, bí, mướp, dưa chuột có thể gieo hạt vào các bầu bằng giấy gập lại cho đất trộn phân mục tơi xốp, đến khi cây đủ sức thì đưa ra trồng.

Đất trồng rau

Đất có vai trò đóng góp quan trọng đối với việc sinh trưởng phát triển toàn diện của rau.Đất trồng rau nếu bạn lấy ở ngoài ruộng đồng về thì phải khử trùng trước khi gieo trồng ví dụ như phơi khô,rắc vôi cho đất để diệt trừ sâu bệnh hại.Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đất sạch trồng rau khiến rau tươi tốt mà không cần nhiều công chăm sóc cũng như bón.Tham khảo đất tribat trồng rau ăn lá
.Cũng có phương pháp trồng rau không cần đất (trồng rau trong dung dịch, gọi là thủy canh) ỏ nước ta một số cơ sở cũng đã làm thí điểm song chi phí khá tốn kém và chỉ thích hợp với một số loại rau như rau gia vị, một vài loại dưa, xà lách.

Bón phân cho rau

Để rau có thể sinh trưởng phát triển tốt thì ta phải tiến hành bón phân cho rau.Mỗi một loại rau có một cách bón khác cũng như từng giai đoạn phát triển của rau

Trồng rau có 2 cách bón sau:
những lưu ý khi trồng rau sạch tại nhà


1. Bón lót: Bón trước khi trồng cây, thường dùng phân chuồng kết hợp với các loại phân vô cơ chậm tan như lân, kali, vôi và một phần nhỏ đạm (bằng 1/5 – 1/3 số phân bón cho cả vụ rau).

Bón lót có thể bón vào các hốc đào sẵn hoặc rải đều trên mặt luống rồi trộn đều vào lòng luống hoặc rạch thành hàng trên luống rồi bón phân vào đó lấp đất lại.

2. Bón thúc: Bón phân bổ sung vào lúc cây đang huy động nhiều chất dinh dưỡng để tạo sản phẩm hoặc khi cây chuyển giai đoạn phát triển. Để bón thúc người ta thường dùng các loại phân dễ hòa tan, dễ tiêu như phân chuồng nước, nước giải pha loãng để tưới vào gốc hoặc bón thêm phân đạm, phân kali vào đất rồi tưới nước.

Ngoài cách bón vào đất, người ta còn bón phân vi lượng trực tiếp lên lá cây, hoa và quả. Ưu điểm của loại phân này là chỉ dùng với lượng nhỏ, chi phí ít nhưng hiệu quả lại cao. Nếu phun đúng lúc, đúng lượng có thể tăng năng suất 5 – 10% hoặc hơn nữa, chất lượng, sản phẩm đẹp hơn làm tăng giá thành hàng hóa.
Xem thêm:
Mẹo nhỏ làm vườn không giống ai
Trồng rau mầm thế nào cho hiệu quả

Mẹo nhỏ làm vườn độc đáo không giống ai

Khám phá mẹo trồng rau làm vườn vô cùng thú vị

Trồng cây trong vỏ trứng,trồng cây trong nước,trồng cây đuổi muỗi..là một trong những ý tưởng trồng cây làm vườn vô cùng độc đáo thú vị.Sau đây các bạn hãy cùng lamvuontrentuong tìm hiểu những ý tưởng độc đáo trong việc trồng cây làm vườn
=>Mô hình trồng rau sạch trên ban công sân thượng
=>Cách trồng cà chua đơn thái lát
=>Trồng rau mầm thế nào cho hiệu quả nhất
1. Trồng cây để xua đuổi muỗi
Có một số loại cây trồng có mùi đặc trưng có công năng đuổi muồi khiến muỗi không dám bén bảng như cây sả,bạc hà húng tây nên bạn có thể trồng chúng trong nhà để xua muỗi

Mẹo nhỏ làm vườn độc đáo không giống ai

2. Tận dụng chai rượu tưới nước tự động
Thiết kế hệ thống tưới nước tự động cho cây bằng những chiếc chai rượu cũ.Thiết kế hệ thống tưới tự động này bằng cash sử dụng những chai rượu cũ không đổ đầy nước rồi cắm xuống các chậu cây.Khi khô hạn nước sẽ tự động chạy xuống đất giúp tiết kiệm nhiều thời gian tưới cây. Khi chai hết nước, bạn hãy cho thêm nước vào chai và lặp lại các bước như trên.

Mẹo nhỏ làm vườn độc đáo không giống ai

3. Trồng rau ưa bóng râm
Khi nhà bạn không đủ ánh sáng để trồng rau hãy trồng những loại cây gia vị và rau củ ưa bóng như rau mùi,cần tây hành tỏi xà lách,cải chip...Những loại cây này chỉ cần 4 tiếng ánh nắng mỗi ngày để quang hợp và phát triển

Mẹo nhỏ làm vườn độc đáo không giống ai


4. Tận dụng vỏ trứng để trồng hạt giống

Tại trong vỏ trứng có rất nhiều chất dinh dưỡng trong lòng trắng trúng nên bạn có thể tận dụng những vỏ trứng để trồng cây.Khi cây lớn sẽ mọc dài xuyên qua vỏ trứng lấy chất dinh dưỡng bạn có thể bóp nhẹ vỏ trứng cho cây phát triển hoặc để tự nhiên khi cây lớn rễ cây sẽ xuyên thủng vỏ trứng

Mẹo nhỏ làm vườn độc đáo không giống ai

5. Làm bình tưới cây từ can nhựa
Sáng tạo bình tưới cây bằng những chiếc can nhựa hay những vỏ chai rỗng.Chỉ vần đục các vỏ ở lan can đổ đẩy nước lắp bình và tưới nước Bạn cũng nên chọn loại can hay bình có quai cầm để việc tưới nước trở nên đơn giản và tiết kiệm công sức hơn.

Mẹo nhỏ làm vườn độc đáo không giống ai

6. Trồng húng quế trong nhà
Trồng hùng quế trong các cốc nước để ở cửa sổ vừa đẹp lại có rau ăn.Húng quế ớn nhanh mỗi ngày và mọc dễ dài bạn chỉ việc hái lá để ăn

Mẹo nhỏ làm vườn độc đáo không giống ai


7. Thử trồng hạt giống bằng khăn ẩm
Trồng những cây rau ăn mầm bằng giấy an cây sẽ phát triển rất là tốt

Mẹo nhỏ làm vườn độc đáo không giống ai

8. Giữ hoa tươi lâu bằng rượu vodka
Các loại nước uống có cồn hoặc có ga khi được pha thêm với nước dùng tưới cho hoa sẽ giúp hoa tươi lâu hơn so với cắm hoa bằng nước thông thường

Mẹo nhỏ làm vườn độc đáo không giống ai

9. Tận dụng hành đã mọc mầm và gốc cần tây trong bếp để trồng trong chậu

Nếu hành trong tủ bếp nhà bạn đã mọc mầm, hãy trồng chúng để lấy củ cho vụ sau. Tương tự với cần tây. Sau khi cắt cọng và lá cần, bạn có thể giữ lại gốc và rễ của cây để trồng chúng trong chậu. Khi cần mọc nhiều lá, hãy giữ nguyên gốc cây và chỉ tỉa lá để dùng dần.
Mẹo nhỏ làm vườn độc đáo không giống ai

10. Chế biến thực đơn mùa đông với các loại cây gia vị và dầu ôliu
Mùa đông đang đến sẽ ấm áp và ngon lành hơn nếu các bữa ăn nhà bạn được kết hợp từ dầu ô liu với các loại rau gia vị. Bạn có thể chế biến sẵn các loại gia vị này và để trong tủ lạnh dùng dần. Trước tiên, bạn hãy rửa sạch các cây gia vị, cắt chúng thành các khúc nhỏ, bỏ vào các khay đá. Tiếp đó, đổ dầu ôliu vào đầy khay. Đặt các khay trong tủ lạnh và lấy ra dùng dần.

Mẹo nhỏ làm vườn độc đáo không giống ai

Cách trồng cây su su núi tại nhà của nông dân phố

Nông dân thành thị trồng xu xu núi


Chuyên mục:Vườn rau sạch
Trong chuyên mục vườn rau sạch hướng dẫn cách trồng rau tại nhà hôm nay lamvuontrentuong xin hướng dẫn bạn đọc cách trồng xu xu núi tại nhà của những nông dân phố thực thụ.cùng đón đọc chuyên mục hướng dẫn thi công vườn rau sạch để được tư vẫn cách trồng rau quả sạch đem lại thẩm mỹ cho ngôi nhà
=>Trồng rau mầm như thế nào cho hiệu quả nhất
=>Cách trồng chăm sóc rau sạch cho người chưa có kinh nghiệm



Cách trồng nông xu xu núi tại nhà

Xu xu là một trong những cây ăn củ rất ngon và mát tốt cho sức khỏe của mọi người và an toàn thực phẩm cao do đó rất được ưa chuộng trong những món ăn hàng ngày như luộc,xào nấu...

Cách trồng nông xu xu núi tại nhà

Trồng xuxu cũng khá là đơn giản nhưng bạn cần chú ý những điểm sau


1. Thời vụ gieo trồng

Cách trồng nông xu xu núi tại nhà

Để su su có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất ta nên trồng vào tháng 9 âm lịch và cho thu hoạch quả từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.Không nên trồng quá sớm cũng như quá muộn như vậy su su sẽ phát triển không được tốt năng suất không cao

2. Chọn giống
Cách trồng nông xu xu núi tại nhà

Về chọn giống susu ta nên chọn những trái to,mầm  bự đã ra rễ để làm giống

 3. Tiến hành trồng

Cách trồng nông xu xu núi tại nhà

Tiến hành đào hố rộng 60cm sâu 40-50cm rồi cho phân chuồng mùn rác,300mg lân và kali..Sau đó dùng mùn chấu lấp đầy hở mầm

Cách trồng nông xu xu núi tại nhà

Chịu khó tưới nước hàng gnày cho su su co thế sinh trưởng phát triển tốt nhất


Cách trồng nông xu xu núi tại nhà

Hình ảnh cây su su sau khi đã ra lá thật và mọc tua bám

4. Chăm sóc và phòng sâu bệnh

Cách trồng nông xu xu núi tại nhà
Ban đầu khi mới trồng su su ta nên trồng ở những nơi có bóng mát.Khi cây đã đạt độ cao từ 50cm- 1m ta nên làm giàn treo cọc cho cây

Cách trồng nông xu xu núi tại nhà

Khi cây lên giàn dùng  phân bón hoặc nước giải ngâm pha loãng tưới quanh gốc.

Cách trồng nông xu xu núi tại nhà

Cách trồng nông xu xu núi tại nhà


Khi su su lên cao 0,5m thường bị rệp muội làm quăn ngọn, cần phát hiện sớm phun thuốc trừ thì su su mới lên được, nếu không su su sẽ chùn ngọn lại và phân nhánh sớm, sau này quả sẽ không nhiều

5. Thu hoạch

Cách trồng nông xu xu núi tại nhà

Xu xu ăn ngon nhát khi vừa lứa để già quá su suu ăn sẽ cứng và có xơ

Cách trồng nông xu xu núi tại nhà

Hiện nay susu có thể trồng lấy ngọn để làm rau ăn (giống ngọn bí) hoặc thu quả. Su su trồng đúng mùa vụ (thường trồng vào tháng 9,10 âm lịch) sẽ cho nhiều quả.

Cách trồng nông xu xu núi tại nhà


Su su là thực phẩm chứa nhiều chất xơ giúp dạ dày hoạt động khỏe mạnh và hiệu quả hơn.

Cách trồng nông xu xu núi tại nhà

Bên trên là cách trồng su su tại nhà cho những nông dân phố thực thực thụ.Hi vọng đọc song bài viết này bạn sẽ có cách trồng su su tại nhà tốt nhất bổ xung thêm chất dinh dưỡng cho gia đình
 
Support : Copyright © 2012. Thi Công Vườn đứng,vườn trên tường,vườn rau sạch - All Rights Reserved
Logo Design | Free Template | Best Tip|
liên kêt trang : Proudly by|Tin tuc |Tư vấn thiết kế nhà