Tận dụng cây dừa, thân tre và các vật dụng có sẵn trong gia đình, một cán bộ hưu trí ở An Giang đã tạo nên vườn rau sạch… treo trên không trung. Vườn treo này không chỉ là một khuôn viên xanh lạ lẫm, đẹp mắt mà còn là nguồn cung cấp rau sạch cho gia đình.
Ông Thọ bên vườn rau sạch
Chủ vườn rau sạch này là ông Lê Phước Thọ (ở ấp An Thuận, thị trấn An Phú, huyện An Phú, An Giang), nguyên là một cán bộ Sở TNMT. Thời đương nhiệm, ông được cử đi cùng nhiều đoàn tham quan học hỏi ở nhiều nước về xây dựng nông thôn mới (NTM), trong đó có cách trồng rau sạch tại nhàHọc hỏi từ Trung Quốc
Sau một vòng đưa chúng tôi đi dạo khu vườn rau sạch của mình, ông Thọ bắc chiếc ghế giữa vườn rau, vừa trò chuyện vừa chiêm ngưỡng không gian trong lành dưới những “tàn” rau xanh mát. “Khoảng hơn 3 năm trước tôi được cử đi công tác chung với đoàn của An Giang sang tham quan học hỏi mô hình xây dựng NTM ở một số địa phương của Trung Quốc. Ấn tượng nhất với tôi là các khu vườn rau sạch không sử dụng phân thuốc hóa học. Không tiếp thu được nhiều bằng hình thức nghe – nói (vì bất đồng ngôn ngữ) nên tôi “ghi chép” bằng cách “chộp” thật nhiều hình ảnh”– ông Thọ nhớ lại.
Ngay sau khi nghỉ hưu, từ tháng 9.2014 ông Thọ bắt tay thực hiện ngay “ý đồ” học lóm của mình. Và đầu tiên là lập vườn treo theo những hình ảnh mà ông đã chụp được nhưng dựa vào điều kiện cụ thể và những sáng tạo riêng của mình.
“Thấy nông dân nước bạn sản xuất rau hiệu quả, ít tốn chi phí mà đảm bảo an toàn tôi mê lắm. Nên khi nghỉ hưu là tôi bắt tay ngay. Từ đó, tôi quyết định trồng rau theo mô hình này nhưng bằng cách tận dụng những thứ tưởng chừng như bỏ đi nào là: Thân dừa, thân tre, thân cây tạp mục, kể cả thau chậu hỏng trong nhà cũng được tận dụng làm chậu trồng rau cải” – ông Thọ chia sẻ.
Do đặc thù của thân cây dừa, thân tre vốn bọng ruột nên chỉ cần chẻ đôi, lật ngửa lên là có thể cho đất vào trồng được rau cải. Đặt biệt là loại thân những cây này lâu mục mà lại tích nước, cách nhiệt và giữ ẩm tốt nên rất phù hợp cho bộ rễ cây phát triển. “Tre thì có sẵn trong vườn nhà mỗi năm đều phải đốn bỏ; dừa thì mấy năm nay bị chết la liệt (do bọ dừa gây hại), đốn bỏ năm này qua năm khác, cứ lật ra, cắt khúc mà làm chậu trồng” – ông Thọ cho biết thêm.
Nhiều người gọi vườn rau sạch của ông Thọ là “vườn treo” vì tất cả các loại rau cải đều… lơ lửng không chạm mặt đất. “Nếu để cây trồng chạm mặt đất, nó sẽ hút chất sắt trong lòng đất, mà chất này nếu có trong rau quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mình trồng theo kiểu treo này vừa có rau sạch tuyệt đối, vừa làm đẹp sân nhà. Như nhà tôi thì chung quanh cứ như vườn kiểng, xanh mát quanh năm suốt tháng” – ông Thọ hứng chí khoe.
Vườn rau sạch “độc nhất vô nhị” của ông Thọ.
Để tiết kiệm tối đa lượng nước tưới, ông Thọ thiết kế hệ thống tưới bằng ống dẫn và các vòi phun xoay tự động. Nhờ các chậu treo nhiều tầng, trám bít không gian trống nên nước tưới không lãng phí giọt nào.Cách tạo đất trồng của ông Thọ hiện nay là trộn chung cám dừa và phế phẩm sinh học (K-Humate của Mỹ) với nhau; Cách trồng thì cho đất vào các “chậu” tre, dừa rồi ươn giống trục tiếp. “Cám dừa tôi mua tại đây giá 30.000đồng/bao, còn phế phẩm sinh học thì tiệm phân bón nào cũng có bán. Một tuần chỉ tưới nước 2 lần, thậm chí 4- 5 ngày tưới 1 lần cũng được. Nếu thấy rau cải không được xanh tốt thì bón thêm phân dơi” – ông Thọ nhiệt tình chia sẻ cách làm.
Đủ loại rau thông dụng
Thành quả học “lỏm” đầu tiên của ông Thọ là cả nhà ông có rau sạch để ăn hàng ngày. “Vì lợi nhuận nên đa số người trồng rau cứ phun xịt thuốc, bón phân vô tội vạ, cây rau nhìn xanh tốt nhưng ăn vào rất hại cơ thể. Nhất là rau muống, lần nào mua ngoài chợ về ăn cũng bị đau bụng. Từ khi có vườn rau này, cả nhà cứ ăn rau thoải mái, chẳng phải lo ngại” – ông Thọ nói với vẻ đầy tự tin.
Vườn rau sạch của ông Thọ hiện nay diện tích trên dưới 500m2 với đủ mặt các loại rau thông dụng như: Rau muốn, rau ngổ, mồng tơi, xà lách, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải thìa, đậu bắp, cà chua và nhiều loại rau thơm.
Ông Thọ cho biết thêm: “Thấy mô hình đẹp và lạ, thầy cô giáo ở một số trường mầm non, mẫu giáo trong huyện có nhờ tôi làm vườn cổ tích để dạy học cho các em thiếu nhi. Họ đặt tôi thiết kế vườn rau xanh kiểu na ná như vầy cho họ tại trường. Tôi thấy cũng hay hay nhưng chưa nhận lời”.
Ông Thọ cho biết, nếu có đầu ra thì ông sẽ nhân rộng thêm 10.000m2 đất vườn còn lại của mình. “Lúc đó tôi sẽ đầu tư hệ thống phun, tưới nước giống những khu NTM nước ngoài mà tôi đã tham quan. Có thể tôi sẽ vay tiền theo chương trình đầu tư nông nghiệp công nghệ cao và sẽ tìm đối tác để hợp đồng cung ứng sản phẩm ổn định” – ông Thọ phấn khởi cho hay.
“Ở các nước mà tôi được đến tham quan, họ tiết kiệm nước và không phun xịt thuốc sâu nữa. Thế nên chi phí ban đầu hơi cao so với cách trồng thông thường nhưng ngược lại thì họ tiết kiệm nhiều thứ như: Nước, phân bón và thuốc trừ sâu. Còn ở Việt Nam ta thì ngược lại, nên chi phí mỗi vụ cao hơn nhiều” – ông Thọ so sánh.
Tiết kiệm và giảm ô nhiễm môi trường
Để tạo cảnh quan đẹp cũng như “đồng bộ hóa” với các “chậu” bằng thân cây và tận dụng tối đa lợi thế “cây nhà lá vườn”, ông Thọ cũng sử dụng chính thân cây tre hoặc dừa để làm thêm nhiều giàn (giá) treo. Các giàn giá này được thiết kế linh hoạt tùy theo diện tích và vị thế của khuôn viên sân nhà nhưng cơ bản là làm theo dạng “chảng ba” tạo nên những giàn giá hình lăng kính. Theo ông Thọ, cách này đơn giản và ai cũng có thể làm được; hơn nữa các giàn treo hình lăng kình này sẽ làm tăng diện tích lên nhờ các thiết diện (hai mặt bên). Trên hai thiết diện mặt bên sẽ bố trí nhiều thân tre song song. Có thể treo các chậu theo các thân tre này và cũng có thể đục lỗ ngay trên các thanh tre này cho đất trộn vào để gieo trồng. Ông Thọ còn cho biết thêm bí quyết để hạn chế sâu bọ là không gieo cùng một loại rau cải trên cùng một giàn hay cùng một mặt; mà nên trồng xen kẽ loại này với loại khác. Vì lẻ mỗi loại rau cải đều có một đối tượng sâu “chuyên dùng” khác nhau nên khi trồng xen kẽ thì sẽ làm hạn chế sự lây lan mỗi khi có sâu hại. Mặc khác nên trồng xen kẽ các loại rau không hoặc ít bị sâu hại (như xà lách, cải bẹ xanh…) với các loại khác cũng làm hạn chế sâu bệnh cho rau cải. “Sâu thì chủ yếu được sinh ra từ bướm. Với cách trồng xen kẽ, lốm đốm thế này thì bướm cũng lười viếng thăm nên cơ hội sinh ra sâu bọ cũng bị hạn chế” – ông Thọ giải thích.
Với cách trồng rau tại nhà không sử dụng phân thuốc này mà rau cải của ông Thọ tuy không mượt mà, non mởn như rau được chăm sóc bằng phân thuốc nhưng chất lượng rau ngon hơn nhiều. Theo cách nói của ông Thọ thì rau cải của ông “ngon thơm, đậm đà hương vị, rau nào có mùi rau ấy, rất đặc trưng”. “Bạn bè đến nhà, được tôi đãi ăn những rau cải trong vườn nhà ai cũng tấm tắt khen và thừa nhận rằng họ trước nay họ ăn mà không để ý vì ai bán sao ăn vậy. Và họ cũng nghĩ rằng rau nào xanh non là ngon, nhưng hóa ra… không phải” – ông Thọ kể. Tiện tay, ông Thọ ngắt ngay một chót lá quế, vò vò…Chưa kịp đưa tới cho mọi người ngửi, mùi rau quế đã vang thơm bát ngát. “Đấy mấy chú thấy chưa, chất lượng rau cải thơm ngon không diễn tả hết được đâu. Như cải bẹ xanh này, ăn vào là cay nồng lên tới mũi; xà lách thì đắng thơm vị xà lách đường hoàng… Tôi ghiền là vậy” – ông Thọ bày tỏ.
xem thêm:
nhà vườn đẹp
trồng rau trong thùng xốp
0 comments: